Nghiệp vụ nhà hàng-khách sạn và những điều cần biết.

Nghiệp vụ nhà hàng-khách sạn và những điều cần biết.

Để hoạt động hiệu quả trong một lĩnh vực nhất định, bạn cần trang bị đầy đủ nghiệp vụ cơ bản của nghề. Ngành nhà hàng - khách sạn cũng vậy. Vậy nghiệp vụ nhà hàng - khách sạn là gì? Những thông tin liên quan ra sao?  Nghiệp vụ nhà hàng - khách sạn là gì? Nghiệp vụ nhà hàng - khách sạn là kỹ năng và kiến thức cơ bản, cần thiết và cấp bách của mỗi nhân viên thuộc từng cấp bậc, bộ phận phải nắm rõ và thực hiện chuẩn xác nhằm đem đến sự hài lòng cho khách hàng, đồng thời mang lại doanh thu cho nhà hàng - khách sạn. Nghiệp vụ của nhân viên quyết định đến 90% sự thành công của địa điểm kinh doanh (nhà hàng - khách sạn) trong việc phục vụ khách hàng sử dụng dịch vụ của mình. Những kỹ năng cơ...

Để hoạt động hiệu quả trong một lĩnh vực nhất định, bạn cần trang bị đầy đủ nghiệp vụ cơ bản của nghề. Ngành nhà hàng – khách sạn cũng vậy. Vậy nghiệp vụ nhà hàng – khách sạn là gì? Những thông tin liên quan ra sao? 


Nghip v nhà hàng – khách sn là gì?

Nghiệp vụ nhà hàng – khách sạn là kỹ năng và kiến thức cơ bản, cần thiết và cấp bách của mỗi nhân viên thuộc từng cấp bậc, bộ phận phải nắm rõ và thực hiện chuẩn xác nhằm đem đến sự hài lòng cho khách hàng, đồng thời mang lại doanh thu cho nhà hàng – khách sạn. Nghiệp vụ của nhân viên quyết định đến 90% sự thành công của địa điểm kinh doanh (nhà hàng – khách sạn) trong việc phục vụ khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.

Nhng k năng cơ bn trong nghip v nhà hàng – khách sn

– K năng nghip v ca nhân viên

+ Cấp bậc Quản lý: trước tiên, người Quản lý cần phải có tố chất lãnh đạo. Một nhà quản lý giỏi phải có khả năng xoay chuyển tình thế/ hoàn cảnh linh hoạt, giải quyết nhanh chóng mọi tình huống bất ngờ, có tư duy điều hành và khả năng điều phối hợp lý với các bộ phận liên quan, có năng lực truyền động lực làm việc cho nhân viên cấp dưới,…Ngoài ra, quản lý cũng phải nắm vững tất cả các nghiệp vụ mà nhân viên cấp dưới cần nắm để hướng dẫn, chỉ bảo, thực hành khi cần.

+ Nhân viên lễ tân: phải nắm vững các kỹ năng cơ bản như: đón – tiễn khách, check in-checkoutđàm thoại, tư vấn dịch vụ,…ngoài ra còn phải thành thạo ngoại ngữ, tin học văn phòng, phần mềm quản lý của nhà hàng – khách sạn, có khả năng giải quyết tình huống phát sinh/ phàn nàn của khách trong phạm vi quyền hạn,…

+ Nhân viên phục vụ: một nhân viên phục vụ chuyên nghiệp phải thành thạo các kỹ năng như: đón – tiễn khách, tư vấn thực đơn cho khách, ghi nhận order, kiểm tra món ăn trước khi phục vụ, phục vụ khách kịp thời,… ngoài ra phải luôn thân thiện, hiếu khách và tôn trọng khách, có trí nhớ tốt, khả năng ngoại ngữ cơ bản,…để hạn chế những sai sót trong phục vụ khách,…

+ Nhân viên buồng phòng: phải nắm vững các kỹ năng như: quy trình và kỹ thuật dọn phòng, sử dụng vật dụng và các hóa chất cần thiết, kỹ năng sử dụng điện thoại, khả năng ngoại ngữ, xử lý một số vấn đề phát sinh khi cần,…

+ Nhân viên Bar: trang bị đầy đủ các kỹ năng như: công thức pha chế và định lượng thức uống, cách sử dụng các loại dụng cụ pha chế, quy trình vệ sinh các trang thiết bị, vật dụng quầy bar, có khả năng sáng tạo các loại thức uống mới,…ngoài ra, nhân viên bar cũng cần trang bị vốn ngoại ngữ, có khả năng giải quyết phàn nàn của khách đối với những vấn đề liên quan đến đồ uống,…

– K năng giao tiếp tiếng Anh

Như đã phân tích trên đây, mọi bộ phận nhân sự trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn đều yêu cầu trình độ ngoại ngữ, trong đó, gần như bắt buộc giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh. Bởi, khách quốc tế là đối tượng khách hàng trọng điểm của du lịch Việt Nam. Họ giao tiếp chủ yếu bằng anh ngữ. Một nhân viên nhà hàng – khách sạn giao tiếp tốt bằng tiếng Anh sẽ mang lại hình ảnh tích cực đến chất lượng dịch vụ phục vụ chuyên nghiệp trong mắt du khách quốc tế. Đặc biệt, kỹ năng giao tiếp tiếng Anh thành thạo là điều kiện ưu tiên hàng đầu mà Nhà tuyển dụng cần khi lựa chọn ứng viên, đồng thời, ứng viên có cơ hội thăng tiến thuận lợi hơn.

– V yêu cu ngoi hình

+ Có ngoại hình ưa nhìn, không mắc các bệnh truyền nhiễm,…

+ Thực hiện đúng tác phong quy định về đồng phục/ trang phục, vệ sinh cá nhân, phong cách giao tiếp, phong cách phục vụ,…

– V thái độ và đạo đức ngh nghip

+ Tính trung thực: ngay thẳng với cấp trên, đồng nghiệp và khách; không có hành vi gian lận, trục lợi cá nhân, không kể xấu, kể sai sự thật, không đáp ứng những yêu cầu quá đáng, vi phạm quy định của khách,…

+ Tính lịch sự, tế nhị: thể hiện tinh thần hiếu khách, thái độ thân thiện, niềm nở, giao tiếp có văn hóa với đồng nghiệp và khách; không “ăn to nói lớn”, không để chuyện cá nhân ảnh hưởng đến công việc chung,…

+ Tính hòa đồng, hợp tác trong làm việc nhóm, đảm bảo phục vụ khách kịp thời, chuyên nghiệp

+ Tinh thần phục vụ khách: luôn coi việc làm hài lòng khách là nghĩa vụ, trách nhiệm và niềm vui của bản thân, quan tâm, chăm sóc khách chu đáo, kịp thời, nhanh chóng.

 

 

Bình luận

Chia sẻ bài viết